Archive for Tháng Mười 14, 2010

Chợ phiên Cán Cấu thuộc địa phận xã Cán Cấu, huyện Si Ma Cai, tỉnh Lào Cai, cách Tp. Lào Cai gần 100km về phía đông bắc, cách thị trấn Bắc Hà, huyện Bắc Hà, tỉnh Lào Cai gần 30km về phía bắc. Chợ phiên Cán Cấu là chợ của người Mông Hoa và người Giáy nhưng lại thực hiện theo lối buôn bán của người Dao. Chợ họp vào ngày thứ bảy hàng tuần và các ngày lễ, tết trong năm.

Toàn cảnh khu chợ Cán Câu (chụp tại thời điểm chợ tạm chuyển vị trí về 3 dốc để xây lại chợ cũ – 17/2/2005)

Đi chợ là niềm vui của những thiếu nữ trẻ người Mông

Búp bê bằng gỗ + vải thổ cẩm, một thứ quà lưu niệm đặc trưng dấu ấn của người Mông

 Chợ Cán Cấu là nơi bày bán đủ mọi vật dụng cần thiết cho người dân tộc..

Tại đây, bạn có thể tùy ý lựa chọn những sản phẩm thổ cẩm..

..và hoa mắt với những sắc màu rực rỡ của váy áo các thiếu nữ dân tộc Mông…

Chợ Cán Cấu là một trong những nơi hiếm hoi còn giữ được bản sắc dân tộc, nét riêng độc đáo của các phiên chợ truyền thống xưa.

Mỗi lần đi chợ của chị em người dân tộc Mông Hoa thì váy, áo, vải thổ cẩm là thứ phải được mua mới..

Thổ cẩm hóa thân trong trang phục váy áo đồng bào..

Khu vực dành cho các món ăn truyền thống của người dân tộc cũng khá sôi động.

Phở chua là món ăn dân dã, không thể thiếu. Mỗi phiên chợ, các bà, các chị xúng xính trong trang phục sặc sỡ sắc màu, sà vào hàng phở chua, hệt như cánh đàn ông xúm quanh mâm rượu thắng cố.

..Và trong không khí náo nhiệt đó, du khách sẽ phải dừng chân, ngồi xuống và cùng người dân tộc thưởng thức các món ẩm thực của họ.

Gần trưa, đó là lúc phiên chợ đến lúc cao trào với sự đông đúc nhộn nhịp của những người đi chợ tìm đến các loại hàng ăn uống..

Bánh dày rán – món ăn ngon của người Nùng ở xã Bản Mế (Si Ma Cai).

Mùi thịt luộc béo ngậy, có gia vị thảo quả hăng hăng cay cay quyện với hương rượu ngô thơm nồng làm cho du khách cũng muốn sà vào.

Cán Cấu được xem là điểm đến không thể thiếu trong tour của các du khách nước ngoài

   Ngày nay, khi máy chụp ảnh số trở nên thông dụng, nhiều người dùng máy chụp ảnh thường nghĩ đến việc chuyển các máy chụp ảnh phim thành máy chụp ảnh số. Cứ vài tháng, trên thị trường lại xuất hiện thêm những chiếc thẻ nhớ với dung lượng ngày càng lớn và giá ngày càng rẻ. Bởi vậy, khi chụp ảnh bằng máy kĩ thuật số, chúng ta thường chẳng bao giờ phải lo lắng về việc hết bộ nhớ. Cũng là một điều tốt. Nhưng hậu quả của sự tiến bộ về mặt công nghệ ấy, là bạn được rèn luyện một thói quen chụp (và lưu) rất nhiều những bức ảnh kém chất lượng. Nó khiến bạn trở nên lười biếng hơn khi quan sát và cân nhắc chụp, cho bạn nếp nghĩ thiếu chuyên nghiệp rằng nếu bạn chụp thật nhiều ảnh, thế nào cũng sẽ có những kiểu đẹp.

Dân nghiệp dư chụp ảnh số

   Khi chụp ảnh bằng máy cơ, ngược lại, bạn sẽ bị giới hạn bởi số kiểu của cuộn film (thường là 24 hoặc 36 kiểu). Thêm vào đó, bạn sẽ muốn tránh việc phải chụp nhiều hơn 1 lần bấm máy cho 1 cảnh/đối tượng, bởi chi phí và sự tiêu tốn thời gian của quá tình rửa ảnh. Hệ quả tất yếu của những giới hạn đó, là bạn sẽ hình thành lại thói quen rất có ích, đó là cân nhắc kĩ hơn trước khi bấm máy.

    Tất nhiên, bạn hoàn toàn có thể quyết định chụp vài cuộn với một chiếc máy SLR kiểu cũ, nhưng theo kinh nghiệm của nhiều người, một máy Compact (ống kính liền thân) 35mm phơi sáng tự động là lựa chọn tốt hơn cả. Loại máy này thường chỉ yêu cầu người chụp chọn một trong khoảng 3 vùng focus (dựa trên khoảng cách giữa đối tượng chụp với máy ảnh) và ISO.

Máy Compact (ống kính liền thân) 35mm phơi sáng tự động

Sử dụng một máy phim tự động đơn giản sẽ bớt cho bạn thời gian quyết định trước mỗi lần bấm máy chụp những thông số phiền hà như cân bằng trắng, khẩu độ, tốc độ cửa trập, độ phơi sáng… Được giải phóng khỏi những lựa chọn mang nhiều tính kĩ thuật như vậy, bạn có thể hoàn toàn tập trung vào 2 việc duy nhất: chọn một đề tài hay và chọn góc chụp truyền cảm nhất!

   Bằng việc chỉ chụp một kiểu với mỗi cảnh, khi rửa ảnh, một điều đương nhiên là bạn sẽ thu về vài tấm khá dở, bên cạnh những kiểu tốt. Khi ngồi sắp xếp một số lượng khổng lồ những kiểu ảnh chụp được bằng máy số, bạn sẽ dễ dàng quên đi việc phải suy nghĩ và phân tích những sai sót từ các pô hỏng. Chỉ khi ngồi xem lại ảnh chụp bằng máy phim với số lượng hạn chế, một kiểu cho mỗi góc chụp, bạn mới buộc phải suy nghĩ nhiều hơn và lâu hơn về lý do những kiểu ảnh hỏng lại không được như bạn mong đợi, từ đó rút ra kinh nghiệm để cải thiện những bức ảnh sau này của mình. Chụp ảnh với máy số, chẳng bao lâu trong máy của bạn sẽ có hàng nghìn những bức ảnh kém chất lượng, loại ảnh bạn sẽ chẳng bao giờ in ra và treo trên tường nhà mình, nhưng cũng lại chẳng bao giờ biến mất khỏi ổ cứng đã quá tải của bạn. Lợi ích của việc sử dụng máy phim, là bạn sẽ chụp ít hơn (tất nhiên hy vọng sẽ chất lượng hơn), đồng nghĩa với việc bộ nhớ máy tính của bạn sẽ được rảnh rang hơn khá nhiều, để dành cho những công việc khác.

   Như chúng ta đã đề cập ở trên, chụp ảnh bằng máy phim sẽ giúp bạn “giữ được tỉ lệ chất lượng”, đảm bảo rằng sẽ có nhiều những bức ảnh đẹp ngay trên máy hơn. Và có lẽ, lợi ích quan trọng nhất của điều này, là việc bạn sẽ mất ít thời gian hơn cho quá trình làm hậu kì (post production) cho ảnh của mình. Khi chụp bằng máy cơ, bạn thường sẽ khó mà nhớ được mình đã chụp gì trên một cuộn phim. Không giống như với máy số, bạn có thể dễ dàng xem lại ngay các lần bấm máy với ảnh của mình trên màn hình review. Cái giá của nó, là bạn sẽ không bao giờ có được cảm giác đầy hào hứng và hồi hộp khi đem phim tới phòng rửa ảnh, cảm giác lần đầu tiên được nhìn bức ảnh sau khi rửa ra. Bên cạnh đó, có những bức ảnh được rửa theo phương pháp truyền thống trong phòng mình cũng là một cảm giác thú vị, một điều mà các nhiếp ảnh chuyên dùng máy số ít khi có được!

   Xin đọc các mẩu chuyện sau để xem có thể coi như những bài học rút ra được giữa sự khác biệt của máy ảnh số và máy ảnh phim mang lại những gì:

   Cẩn trọng như chụp máy phim

   Với người ở nông thôn, chiếc máy ảnh là một khối tài sản lớn, được sử dụng dè xẻn, chỉ cho công việc mưu sinh. Thậm chí, ở một số nơi vẫn còn giữ thói quen dùng máy ảnh số như máy chụp phim. Anh Nguyễn Kiên, thợ chụp ảnh ở Phù Ninh, Phú Thọ, cho biết, tuy chụp bằng máy ảnh số, nhưng mỗi lần chụp chỉ bấm máy tối đa khoảng 36 kiểu. Anh Kiên lý giải, khi mua máy, người bán có nói về số lần dùng với tuổi thọ của máy và thẻ nhớ, càng ít dùng thì càng dùng được lâu.

Thợ ảnh ở nông thôn

   Tuy nhiên, nguyên nhân chính vẫn bắt nguồn từ thói quen chụp ảnh phim. Thời đó, mỗi nhà thường giao hẹn với thợ ảnh chụp đúng một cuộn phim. “Giờ vẫn vậy, dù dùng máy ảnh số nhưng đi chụp ảnh chủ nhà vẫn nhắc “chụp cho một cuộn”, anh Kiên vừa kể vừa cười.

   Hơn nữa, sau khi chụp xong, phó nháy ở nông thôn không ghi ra đĩa CD mà đem thẻ nhớ ra các trung tâm như thị xã, thị trấn để rửa rồi gửi lại cho khách. Vì vậy, việc chụp ảnh không làm xô bồ mà luôn có sự cân nhắc từ khi bấm máy, mỗi kiểu chụp thợ ảnh đều lựa cảnh, cẩn thận chỉnh sửa trang phục… để “bấm phát nào, chắc phát ấy”.

   Không cần biết Photoshop

   Đấy là chuyện đối của các thợ ảnh cá thể, đến với nghề qua con đường tự học, học mót từ bạn bè, đồng nghiệp và từ những người bán máy ảnh. Tại những địa phương có danh lam, thắng cảnh, là địa điểm du lịch, tham quan thì có khác, thợ ảnh được địa phương tổ chức đào tạo, dạy nghề hẳn hoi. Anh Đăng Tiến, 19 tuổi, ở Gia Viễn, Ninh Bình, cho biết, từ khi chùa Bái Đính mới khởi công, xã đã tổ chức các lớp học, mời thầy giáo từ trên huyện xuống dạy kiến thức cơ bản về nhiếp ảnh. “Sau mỗi khóa học, các học viên có thể tự tin chụp ảnh kiếm thêm thu nhập ngoài việc làm ruộng”, anh Tiến nói. Hiện, khu vực chùa Bái Đính, có khoảng 260 “tay máy” hành nghề, tất cả đều được đào tạo qua lớp học nhiếp ảnh do xã tổ chức.

Khu vực chùa Bái Đính, có khoảng 260 “tay máy” hành nghề.

Tuy nhiên, thời gian học chỉ kéo dài khoảng hai tuần nên các học viên mới nắm một số kiến thức cơ bản về việc sử dụng máy, điều chỉnh độ mở của ống kính, chọn chế độ chụp thích hợp và sử dụng máy in ảnh… Nếu như, dân chơi ảnh ở thành phố rất coi trọng Photoshop thì thợ ảnh ở đây không biết đến bất kỳ phần mềm chỉnh sửa ảnh cơ bản nào. Vì điều kiện tác nghiệp của họ không gắn bó nhiều với máy tính, ảnh chụp xong được sửa qua loa trên máy và đem in để trả khách càng sớm càng tốt. Do đó, 100% thợ ảnh ở đây chọn dùng máy ảnh Nikon, vì loại máy này cho phép họ có thể chỉnh sáng tối, cắt cúp ảnh trên máy. “Bọn em mà dùng Canon thì chỉ đặt sai thông số một chút là hỏng ăn ngay”, Đăng Tiến tâm sự.

   Đầu tư rẻ nhất có thể

   Những thợ ảnh ở chùa Bái Đính, hầu hết sử dụng Nikon D40 và còn nguời dùng Nikon D60 chỉ đếm trên đầu ngón tay. Thêm nữa, gần như toàn bộ thợ ảnh dùng loại ống kính kit (có tiêu cự 18-55 mm). Tất cả chỉ đủ dùng vì mức đầu tư của mỗi thợ ảnh đều rất hạn hẹp. Đây là tình trạng chung của thợ ảnh ở nông thôn.

Thợ ảnh ở chùa Bái Đính

    Một thợ ảnh ở Thái Bình trò chuyện với nguời bán hàng, anh nói vui nhưng rất thật: “Nếu mua máy về mà để hỏng thì phải 6 năm nữa, anh em mình mới lại gặp nhau”. Biết hoàn cảnh của anh, nguời bán hàng đã tư vấn anh để lại sạc pin, vì có thể dùng chung với bạn bè, để lại vỏ hộp vì không cần thiết, và chọn cho anh một loại ống kính của Tamron vì ống kính này ít bị lỗi và hỏng hóc, để tránh việc đi lại bảo hành tốn kém.

(Trích nguồn Internet)